Image thumbnail

Blog

Các chứng nhận hữu cơ trên thế giới

Các tiêu chuẩn hữu cơ ra đời dựa trên những giá trị cốt lỗi của Nông nghiệp hữu cơ nhằm bảo vệ và giúp người tiêu dùng có được sự nhận biết chính xác. Để sở hữu tên gọi sản phẩm hữu cơ, các nhà sản xuất phải trải qua quá trình kiểm nghiệm gắt gao về độ an toàn và chất lượng của các tổ chức hữu cơ hàng đầu thế giới.

Sau đây là một vài Tổ chức hữu cơ cùng tiêu chuẩn hữu cơ tiêu biểu và nổi bật trên thế giới mà người tiêu dùng cần biết.

1. Chứng nhận hữu cơ (Organic) của Hoa Kỳ – USDA

Là tiêu chuẩn hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ bao gồm các quy định tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất cho việc dán nhãn lên các sản phẩm hữu cơ được sản xuất và tiêu dùng trên khắp nước Mỹ. Sản phẩm hữu cơ do USDA cấp có nhiều cấp bậc và chỉ những sản phẩm chứa 95%-100% nguyên liệu hữu cơ (organic) mới được phép dán nhãn logo của USDA.

  • Nhãn “100% Organic – sản phẩm có thành phần phải hoàn toàn là hữu cơ

  • Nhãn “Organic – sản phẩm có ít nhất 95% thành phần hữu cơ

  • Nhãn “Made with organic ingredients” – sản phẩm có ít nhất 70% thành phần hữu cơ

  • Sản phẩm dưới 70% thành phần hữu cơ chỉ được phép liệt kê những thành phần hữu cơ hiện hữu

2. Chứng nhận hữu cơ (Organic) của Nhật Bản – JAS

Là tiêu chuẩn được chứng nhận và chịu sự quản lý của Bộ Nông Lâm Thủy Sản Nhật Bản. Tiêu chuẩn JAS gồm 2 mục:

  • Hệ thống JAS (The Japanese Agricultural Standards): cho phép các sản phẩm được dán nhãn JAS sau khi đã qua kiểm nghiệm dựa trên tiêu chuẩn của Bộ Nông Nghiệp Nhật Bản. Danh sách các sản phẩm là: đồ uống, thực phẩm chế biế, dầu ăn, mỡ và các nông lâm sản chế biến

  • Hệ thống tiêu chuẩn ghi nhãn chất lượng (The Quality Labeling Standards Systems): yêu cầu các nhà sản xuất và bán hàng phải dán nhãn sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn. Hệ thống này áp dụng cho tất cả các loại thực phẩm, trong đó thực phẩm tươi phải có tên và nơi sản xuất; thực phấm đã qua chế biến phải có tên, thành phần và thời gian sử dụng.

3. Chứng nhận hữu cơ (Organic) của Úc – ACO (Australian Certified Organic)

 
 

Tiêu chuẩn hữu cơ này của Úc cũng được phân theo 4 cấp độ như USDA của Hoa Kỳ:

  • 100% Organic

  • Certified Organic

  • Made with organic ingredients

  • Sản phẩm dưới 70% thành phần hữu cơ chỉ được phép hiện thị danh sách nguyên liệu trên tem sản phẩm

4. Chứng nhận hữu cơ (Organic) của Châu Âu

Sản phẩm được dán nhãn chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ của châu Âu (EU) phải tuân thủ chặt chẽ những tiêu chuẩn bắt buộc mà Châu Âu (EU) yêu cầu. Nếu không đáp ứng được những quy chuẩn đó, các sản phẩm sẽ không được dán nhãn hữu cơ và sẽ bị loại bỏ lập tức khỏi nhóm sản phẩm hữu cơ ở tất cả quốc gia thành viên.

 
 

Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ hay thực phẩm sạch, an toàn được đánh giá là có lợi cho sức khỏe, được nhiều người tin dùng và được xem là xu hướng cho nền nông nghiệp hiện đại.

Post a Comment